GÀ ÁC THUẦN CHỦNG

Ngoại hình gà ác nuôi tại miền bắc tương tự ngoại hình của gà ác khảo sát ở miền nam. Kích thước của gà ác 38 tuồn tuổi, con trống và con mái lần lượt như sau: Dài thân: 16,25cm và 12,90cm; Vòng ngực: 22,12cm và 19,68cm; Dài lườn: 10,13cm và 8,20cm; Dài đùi: 10,50cm và 9,10cm; Dài bàn chân: 7,17cm và 5,92cm; Vòng ống chân: 4,45cm và 3,68cm.


1     Ngoại hình

Gà ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng tuyền; da, thịt, xương, mỏ và chân đều đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái mào cờ nhưng nhỏ và đỏ nhạt, tích màu xanh. Chân có lông và 5 ngón (ngũ trảo), nhưng cũng có một số con không có lông chân hoặc chân chỉ có 4 ngón.

2     Sức sống

Gà ác có sức sống rất cao. Tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày tuổi đến 56 ngày tuổi trung bình đạt 95-98%, cá biệt có đàn đạt 100%.

3     Khả năng sinh trưởng

Gà ác là gióng gà nội có khối lượng nhỏ nhất trong các giống gà nội Việt Nam, mới nở 16,3-16,5g, 60 ngày tuổi: 229g, 120 ngày tuổi: 639-757g.

4     Khả năng sinh sản

Gà ác thành thục sinh dục sớm: 110 - 120 ngày. Sản lượng trứng thấp: 70-80 quả/năm. Khối lượng trứng nhỏ: 30,2g. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ca 3,4kg. Tỷ lệ trứng thụ tinh ca 90%. Tỷ lệ ấp nở nhân tạo thấp: 63,5%.

5     Kỹ thuật chăn nuôi

Gà ác có thể thích ứng với các phương thức nuôi dưỡng khác nhau:

+ Nuôi quảng canh: gà ác có khả năng kiếm mồi tốt.

+ Nuôi thâm canh: gà ác cũng phát triển tốt.

6     Phương pháp chế biến và sử dụng sản phẩm

Gà ác thường được dùng để bồi dưỡng sức khoẻ: Gà ác được hầm với thuốc Bắc dùng cho người ốm, trẻ em suy nhược cơ thể, người cao tuổi, sản phụ sau khi sinh (đã thu thập được 10 bài thuốc Bắc để hầm với gà ác).

Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi

+ Khối lượng tích luỹ của con trống và con mái lần lượt như sau: Mới nở: 16,32g và 17,42g; 7 tuần tuổi: 250,88g và 222,97g; 8 tuần tuổi: 295,71g và 260,21g và 16 tuần tuổi: 724,62g và 565,05g.

+ Tăng khối lượng tuyệt đối:

Khối lượng tuyệt đối tăng dần từ tuần 1 đến tuần 7. Tăng khối lượng cao nhất ở tuần tuổi thứ 9. Sau đó mức độ tăng khối lượng tuyệt đối giảm dần.

ở tuần 1 và tuần 2: tăng khối lượng tuyệt đối của con trống và con mái là ngang nhau. Từ tuần 3 đến tuần 16: tăng khối lượng tuyệt đối của con trống cao hơn con mái.

+ Tăng khối lượng tương đối:

Mức độ tăng khối lượng tương đối của gà ác là cao ở tuần 1, 2, 3: sau đó giảm dần và thấp nhất ở tuần 15.

Thức ăn tiêu tốn

Lượng thức ăn ăn được của một con gà ác trong một ngày: 1 tuần tuổi: 4,29g; 7 tuần tuổi: 30,38g; 8 tuần tuổi: 36,24g và 16 tuần tuổi: 85,71g.

Thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng: 1 tuần tuổi: 1,24kg; 7 tuần tuổi: 3,48kg; 8 tuần tuổi: 3,84kg và 16 tuần tuổi: 6,63kg.

Khả năng cho thịt và chất lượng thịt gà ác

-    Khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà ác

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 113 - 121 ngày.

Tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng

- Tỷ lệ đẻ

Tháng đẻ thứ nhất: 24,25 - 24,93%. Đẻ đỉnh cao ở tháng đẻ thứ hai: 38,9 - 39,80%. Đến tháng đẻ thứ 20 còn: 9,01 - 9,17%.

- Sản lượng trứng

Trong 1 năm đẻ đầu: 91,29 - 95,30 quả. Từ 23 đến 38 tuần tuổi: 40,33 - 43,01 quả.

Khối lượng trứng: 21,23 - 29,93g.

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà ác 2,56kg (1,4 - 3,36 kg). Trong một năm đẻ đầu:

2,53kg. Giai đoạn 23 - 38 tuần tuổi: 2,06kg.

Chất lượng trứng

Trứng gà ác có màu trắng, chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi, trứng gà ác có tỷ lệ lòng đỏ cao và tỷ lệ lòng trắng thấp còn các chỉ tiêu khác về trứng cũng tương tự như các trứng gà nội.

Hệ số biến dị về chất lượng trứng là trung bình.

Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở

Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở của gà ác được trình bày ở  bảng 3

Tỷ lệ có phôi và ấp nở của trứng gà ác (n=81 đợt)

Qua bảng 3 nhận thấy tỷ lệ có phôi của trứng gà ác cao (94,59%) nhưng tỷ lệ nở còn thấp (66,65%), tỷ lệ gà loại I cao (87,04%).


Tag:
 Tìm kiếm
 Link



08.77.99.00.55

Back to top